-->

Chức năng của giao tiếp

Về phương diện xã hội
Chức năng thông tin, tổ chức: Trong hoạt động chung, người này giao tiếp với người kia để thông báo cho nhau những thông tin giúp cho hoạt động của tổ chức được thực hiện một cách hiệu quả.
Chức năng điều khiển: Chức năng này được thể hiện trong khía cạnh tác động lẫn nhau của giao tiếp. Trong giao tiếp, người ta dùng những phương pháp tác động lẫn nhau như: thuyết phục, áp lực nhóm,... để điều khiển người khác. Chức năng này cực kỳ quan trọng trong hoạt động quản trị và với khách hàng.
Chức năng phối hợp hành động: Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên để cho một tổ chức hoạt động một cách thống nhất, đồng bộ, thì các bộ phận, các thành viên trong tổ chức cần phải giao tiếp với nhau để phối hợp hành động cho có hiệu quả.
Chức năng động viên, kích thích: Chức năng này có liên quan đến lĩnh vực cảm xúc của con người. Trong quá trình giao tiếp con người không chỉ truyền thông tin cho nhau hay tác động điều khiển lẫn nhau mà còn tạo ra những cảm xúc kích thích hành động của họ.
Về phương diện tâm lý
Chức năng tạo mối quan hệ: Đối với con người, trạng thái cô đơn, cô lập đối với mọi người xung quanh là một trong những trạng thái đáng sợ nhất. Giao tiếp giúp con người tạo ra những mối quan hệ với mọi người.
Chức năng cân bằng cảm xúc: Tục ngữ Việt Nam có câu “Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa”, chỉ có trong giao tiếp chúng ta mới tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình.
Chức năng phát triển nhân cách: Trong giao tiếp con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội, tâm hồn của con người trở nên phong phú, tri thức sâu sắc, tình cảm và thế giới quan được hình thành, củng cố và phát triển.
Thông qua giao tiếp những tiêu chuẩn đạo đức, cũng như tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính nguyên tắc, tính vị tha, tính trung thực,... không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành ở các nhà thiết kế. Cũng thông qua giao tiếp học hỏi được cách đánh giá hành vi và thái độ, nhận biết được chính mình để rồi hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của bản thân.
BÌNH LUẬN ()