-->

Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức


Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa đối với việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới và liên hệ trong hoạt động học tập và công tác của bản thân.
1. Vật chất:
Vật chất là phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật. Kế thừa những thành tựu của các nhà duy vật trong lịch sử, đặc biệt là quan điểm của C.Mác và Ph.Angghen về vật chất, V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa nổi tiếng về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
2. Ý thức:
Về bản chất, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Ý thức là hình ảnh của sự vật được thực hiện ở trong bộ óc con người. Nhưng đây là sự phản ánh năng động, sáng tạo; sự phản ánh có chọn lọc, phản ánh cái cơ bản nhất mà con người quan tâm; là sự phản ánh không nguyên xi mà còn được cải biến trong bộ óc con người. Phản ánh của ý thức có thể là phản ánh vượt trước hiện thực, có thể dự báo được xu hướng biến đổi của thực tiễn; ý thức là ý thức của con người nhưng con người là con người hiện thực của một xã hội cụ thể. Do vậy, ý thức luôn mang bản chất xã hội.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
Chủ nghĩa khẳng định vật chất có trước ý thức, quyết định ý thức, ý thức là cái phản ánh, cho nên là cái có sau, là cái bị quyết định. Để làm rõ quan điểm này chúng ta chia làm hai phần:
- Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức.
Định nghĩa về vật chất của Lê Nin đã khẳng định vật chất là thực tại khách quan vào bộ não của con người thông qua tri giác và cảm giác. Thật vậy, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định nội dung của ý thức.
+ Thứ nhất, phải có bộ óc của con người phát triển ở trình độ cao thì mới có sự ra đời của ý thức. Phải có thế giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con người mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự tương tác giữa bộ não con người và thế giới khách quan. Ta cứ thử giả dụ, nếu một người nào đó sinh ra mà bộ não không hoạt động được hay không có bộ não thì không thể có ý thức được. Cũng như câu chuyện cậu bé sống trong rừng cùng bầy sói không được tiếp xúc với xã hội loài người thì hành động của cậu ta sau khi trở về xã hội cũng chỉ giống như những con sói. Tức là hoàn toàn không có ý thức.
+ Thứ hai, là phải có lao động và ngôn ngữ, đây chính là nguồn gốc xã hội của ý thức. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người phát triển phản ánh tinh tế hơn đối với hiện thực... ngôn ngữ là cầu nối để trao đổi kinh nghiệm tình cảm, hay là phương tiện thể hiện ý thức. Ở đây ta cũng nhận thấy rằng nguồn gốc của xã hội có ý nghĩa quyết định hơn cho sự ra đời của ý thức. Vật chất là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của ý thức nên khi vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
VD1: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não người bị tổn thương thì hoạt động của ý thức cũng bị rối loạn.
VD2. Ở Việt Nam, nhận thức của các học sinh, viên chức, công chức về công nghệ thông tin là rất yếu kém sở dĩ như vậy là do về máy móc, tài liệu nghiên cứu cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy còn thiếu. Nhưng nếu vấn đề về cơ sở vật chất được đáp ứng thì trình độ công nghệ thông tin của học sinh, viên chức, công chức sẽ tốt hơn rất nhiều. VD2. Đã khẳng định điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức chỉ là như thế đó.
- Ý thức tác động trở tại vật chất.
Chủ nghĩa duy vật mácxít cũng cho rằng, mặc dù vật chất quyết định ý thức, nhưng ý thức cũng có tính năng động, sáng tạo, cho nên thông qua hoạt động thực tiễn của con người có thể tác động trở lại vật chất bằng cách thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nào đó các điều kiện vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan. Tuy nhiên, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất dù đến đâu chăng nữa vẫn phụ thuộc vào các điều kiện vật chất. Cho nên, xét đến cùng, vật chất luôn quyết định ý thức.
VD. Nếu tâm trạng của người công nhân mà không tốt thì làm giảm năng suất của một dây chuyền sản xuất trong nhà máy. Nếu không có đường lối cách mạng đúng đắn của đảng ta thì dân tộc ta cũng không thể giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như Lê - Nin đã nói “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”. Như vậy ý thức không hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất mà ý thức có tính độc lập tương đối vì nó có tính năng động cao nên ý thức có thể tác động trở lại. Vật chất góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất. Khi phản ánh đúng hiện thực khách quan thì chúng ta hiểu bản chất quy luật vận động của các sự vật hiện tượng trong thế giới quan.
VD1. Hiểu tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở hơn 1000°C thì con người tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất cách loại thép với đủ các kích cỡ chủng loại, chứ không phải bằng phương pháp thủ công xa xưa.
VD2. Từ nhận thức đúng về thực tại nền kinh tế của đất nước. Tư sản đại hội VI, đảng ta chuyển nền kinh tế từ trị cung, tự cấp quan liêu sang nền kinh tế thị trường, nhờ đó mà sau 20 năm đất mới bộ mặt đất nước ta đã thay đổi hẳn. Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới quan. VD. Nhà máy xử lý rác A là một ví dụ điển hình, từ việc không khảo sát thực tế khách quan hay đúng hơn nhận thức về việc xử lý rác vô cơ và rác hữu cơ là chưa đầy đủ vì vậy khi vừa mới khai trương nhà máy này đã không xử lý nổi và cho đến nay nó chỉ là một đống phế liệu cần được thanh lý.
4. Ý nghĩa đối với việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới và liên hệ trong hoạt động học tập và công tác của bản thân:
Ý nghĩa đối với việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới
Đại hội VII cũng xác định: “Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị tập trung sức đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân và làm việc, các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành đổi mới trong lĩnh vực chính trị”.
Như vậy, rõ ràng Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng vận dụng đúng đắn phương pháp luận duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào công cuộc đổi mới, tiến hành đối mới kinh tế trước để tạo điều kiện đổi mới trong lĩnh vực chính trị.
Nói vê Đảng trong công cuộc đổi mới, báo cáo chính trị trước Đại hội đã nhận xét: “Nét nổi bật là trong Đảng đó có sự đổi mới tư duy về kinh tế với tinh thần độc lập sáng tạo, Đảng đã cụ thể hoá và phát triển nghị quyết Đại hội VII, bước đầu hình thành hệ thống các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta”. Sau Đại hội lần thứ VII, Ban chấp hành TW Đảng (khoá VII) đã đề ra các nghị quyết hội nghị Trung ương 2, 3, 4, và 5 để cụ thể hoá và phát triển đường lối Đại hội VII, giải quyết một loạt vấn đề cụ thể trên nhiều lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ đó đánh giá thành tựu to lớn có ý nghĩa hàng đầu là đã khắc phục được một bước rất quan trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội...khắc phục được nhiều mặt đình đốn, suy thoái, tốc độ tăng trưởng khá và liên tục trong 3 năm qua. Lạm phát được đẩy lùi từ 67% năm 1991 xuống còn 17,5% năm 1992 và còn 5,2% năm 1993. Tổng sản phẩm trong nước GDP tăng bình quân 8,2% (mức đề ra cho năm 1991-1995 là 5,5- 6,5%). Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, sản lượng lương thực 5 năm qua tăng 26% so với 5 năm trước đó, tạo điều kiện cơ bản để ổn định đời sống nhân dân, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, vấn đề lương thực được giản quyết tốt. Sản xuất công nghiệp đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 13,3 % (mức kế hoạch là 7,5% - 8,5%). Quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá, thị trường xuất nhập khẩu được củng cố và mở rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh...tăng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 1991 - 1995 đạt trên 17 tỷ USD (kế hoạch là 12 - 15 tỷ USD), đảm bảo nhập các loại vật tư, thiết bị và hàng hoá đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống, góp phần cải thiện cán cân thanh toán thương mại...Khoa học công nghệ có bước phát triển, đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta, phục vụ cho việc xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Với sự thành công của công cuộc đổi mới, chúng ta càng có cơ sở để khẳng định rằng, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử tức là chúng ta phải thừa nhận giai đoạn phát triển kinh tế thị trường mà trước đây chúng ta đã phủ nhận nó mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản. Trước đây, Đảng ta đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan: nóng vội trong cải tạo chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần: đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng; duy trì cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp; có nhiều chủ trương sai lầm trong việc cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương; công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng. Quán triệt nguyên tắc khách quan khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí là nhiệm vụ của Đảng, toàn nhân dân ta, nhiệm vụ này chỉ được thực hiện nếu chúng ta kết hợp chặt chẽ giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học. Và trên cơ sở nghiên cứu tình hình các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới, những đặc điểm của chủ nghĩa xã hội và tình hình thực tế của nước ta để vận dụng một cách tổng hợp các mặt mạnh, hạn chế các mặt yếu của chủ nghĩa tư bản, và đã đưa ra phương châm phát triển kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, qua thực tiễn, chúng ta cũng nhận thức rõ là không chờ kinh tế phát triển cao rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội, mà ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.
Trên tình hình đó, cùng với những kinh nghiệm đã thu được qua những năm đổi mới, ở Đại hội VIII lần này cũng đã đi từ thức tế khách quan, đánh giá những đặc điểm của tình hình kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ. Đảng ta cũng đã nhận định thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau vì vậy chúng ta phải chủ động nắm thời cơ, vươn lên phát triển nhanh và vững chắc, tạo ra thế và lực mới: đồng thời luôn luôn tỉnh táo, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục các nguy cơ, kể cả những nguy cơ mới nảy sinh, bảo đảm phát triển đúng hướng. Xuất phát từ tình hình nói trên và căn cứ vào cương lĩnh của Đảng, cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Và thực tế trong những năm qua, với những chính sách, chương trình phát triển kinh tế chính trị xã hội, chính sách ngoại giao hợp lý, chúng ta đã đạt được những bước tiến rất quan trọng, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, là thành viên của khối ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), năm 1998 Việt Nam đã trở thành thành viên của khối APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương).
Từ chỗ bị bao vây cấm vận nay ta đã bình thường hoá được tất cả các nước lớn, có quan hệ ngoại giao với hơn 185 nước, đối tác thương mại của hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời cân bằng quan hệ với các nước lớn, phát triển quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng trong khu vực. Điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc giữ vững môi trường hoà bình ổn định, là nền tảng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Như vậy, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo ngày càng được cụ thể hoá và đi vào chiều sâu được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng và hăng hái thực hiện, chính Đảng ngày càng nắm vững và vận dụng đúng đắn sáng tạo phương pháp luận triết học toàn diện Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong công cuộc đổi mới nhằm tăng trưởng nền kinh tế là rất rõ ràng. Trong sản xuất nông nghiệp, trước năm 1988, đất nước ta vẫn trong tình trạng triền miên thiếu lương thực. Mỗi năm phải nhập khẩu hơn hàng chục vạn tấn lương thực cho nhu cầu trong nước, năm cao nhất phải nhập khẩu hơn 1 triệu tấn. Tình hình đó đã là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng nghiêm trọng. Các đồng chí TW Đảng và một số địa phương đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp giải quyết. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực chỉ thực sự từng bước khởi sắc kể từ khi thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW Đảng về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, đặc biệt là từ khi thực hiện nghị quyết 10 của Bộ Chính trị TW Đảng (5/4/1988) về đổi mới quản lý nông nghiệp. Chỉ một năm sau khi thực hiện nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, sản xuất lương thực đạt 21 triệu 516 ngàn tấn bình quân lương thực đầu người đạt 333 Kg; xuất nhập khẩu 1 triệu 405 tấn gạo. Những năm tiếp theo đó cho đến nay, sản xuất lương thực, cũng như sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn tiếp tục phát triển, năm sau cao hơn trước từ 1,2 đến 10%. Năm 1994, mặc dù thiên tai gay gắt ở cả hai miền làm thiệt hại đến hơn 1 triệu tấn nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt 26 triệu tấn, mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 2,7% so với năm trước, lượng gạo xuất khẩu vẫn đạt hơn 2 triệu tấn. Từ thiếu ăn triền miên, đến 2019 Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ Nhất trong những nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Thắng lợi trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực là một thành tích nổi bật trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước góp phần đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, và là biểu hiện rất rõ nét của mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong công cuộc đổi mới nhằm tăng trưởng nền kinh tế đất nước như về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân, về tốc độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, về xuất khẩu...
Đổi mới là sự nghiệp khó khăn chưa có tiền lệ nhưng thực tiễn những năm qua đã chứng tỏ đường lối đổi mới, chủ trương chính sách lớn về đổi mới, chủ trương chính sách lớn lớn về đổi mới là rất đúng đắn, bước đi là thích hợp. Xây dựng chủ nghĩa xã hội còn là sự nghiệp rất mới mẻ, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải phát huy cao độ vai trò của nhân tố chủ quan của tính năng động chủ quan, đòi hỏi nhiều công phu nghiên cứu để khám phá, tìm tòi ra mô hình thích hợp với thực tiễn việt Nam. Những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, những biến động nhiều mặt của đất nước ta trong quá trình đổi mới toàn diện xã hội càng đòi hỏi chúng ta phải kiên trì giữ vững lòng tự tin, quyết tâm khắc phục khó khăn đồng thời phải tỉnh táo thông minh, nhạy cảm để thích ứng kịp thời với tình hình thực tế biến đổi từng ngày, từng giờ phải có một cuộc sống năng động chủ quan kết hợp chặt chẽ sự nhạy cảm giữa sự phát triển của khoa học kĩ thuật với tình hình chung của đất nước ta hiện nay rõ ràng việc làm bền sự thống nhất giữa nhiều tình ý thức cách mạng và tri thức khoa học là hết sức cấp bách và cần thiết. Bởi vì trí thức khoa học khoa học có được hay không cũng nhờ lòng hiểu biết, trí thông minh, ý trí quyết tâm học tập và nhận thức khoa học. Ngược lại nếu trí thức khoa học phải phát huy được tác dụng trong thực tế thì nó lại trở thành động lực tăng thêm ý trí và nhiệt tình cách mạng.
Người cán bộ kinh tế phải quán triệt sâu sắc và tận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết là phương pháp luận toàn diện và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các chủ trương chính sách về kinh tế, các phương pháp, cơ chế quản lý kinh tế tài chính theo tinh thần đổi mới để thúc đẩy nền kinh tế nước ta vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay đòi hỏi người làm công tác quản lý kinh tế chân chính phải năng động sáng tạo, nhạy bén, nắm bắt được thực tế và quy luật vận động và phát triển của nó. Đảng và Nhà nước ta đã xuất phát từ thực tiễn đất nước vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội phù hợp. Do vậy, mọi mặt đời sống của nhân dân được nâng lên, vị thế của đất nước được nâng cao.
Liên hệ trong hoạt động học tập và công tác của bản thân (Tự liên hệ)

BÌNH LUẬN ()