Giảm căng thẳng cho những anh bạn vẹt
Thẳng thắn mà nói, nuôi những anh bạn vẹt giống như cố gắng
nhét một con lợn vuông vào một cái lỗ tròn. Thực tế việc những con vẹt này sống
tốt như chúng đang sống là bằng chứng cho sự thích nghi của chúng hơn là bằng
chứng cho những nỗ lực trông nom của chúng ta. Chưa được thuần hóa, những con vẹt
tiến hóa để bay được hàng dặm mỗi ngày, có những liên lạc bầy đàn không giới hạn
với các thành viên khác trong bầy, tìm kiếm thức ăn mà chúng muốn, tắm theo
cách và ở nơi mà chúng thích, hoạt động suốt ngày để xé những nguyên liệu cây cỏ,
giao phối và nuôi con nhỏ. Ngay cả khi ở trong những gia đình tốt bụng, loài vẹt
này vẫn dành nhiều giờ mỗi ngày ở trong lồng, ăn thức ăn ưa thích mà được con
người cho ăn vào những thời điểm thuận tiện cho chúng, tùy thuộc vào sự khuyến
khích và hoạt động của chúng, không thể nuôi nấng vẹt con, và có ít tương tác bầy
đàn.
Tuy vậy, tôi không hề phản đối việc giữ vẹt như vật nuôi.
Theo như cách người ta nói thì đó đã như là “việc đã rồi”. Vì thực tế của việc
giữ những anh bạn vẹt là không thể thay đổi, nên chúng ta phải làm một cách có
ý thức nhất có thể, với nhận thức sâu sắc chính xác đó là cái gì, điều mà chúng
ta đang hỏi về chúng. Cuộc sống trong tình trạng giam cầm luôn có thước đo về sự
căng thẳng cho những anh bạn vẹt của chúng ta. Một người chủ nuôi vẹt khôn
ngoan phải biết điều này và tìm cách làm giảm bớt căng thẳng gây ra bởi những
điều kiện sống trong tình trạng giam cầm nhiều nhất có thể.
Bác sĩ thú y David McCluggage trong cuốn Chăm sóc toàn diện cho chim có viết “Từ
kinh nghiệm thực tế và từ những nghiên cứu khoa học chúng ta biết rằng cảm xúc
ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của động vật, dù động vật có là người hay là
chim. Động vật càng thông minh thì nhận thức về sự nguy hiểm càng nhạy bén và
sự căng thẳng càng lớn.” Không còn nghi ngờ gì nữa rằng nhiều điều kiện trong
gia đình làm những chú vẹt của chúng ta căng thẳng. Bao gồm thời gian biểu cho ăn
không nhất quán, lựa chọn thức ăn nhàm chán hoặc không có dinh dưỡng, cách cư
xử không lường trước được của trẻ nhỏ và những vật nuôi khác, nơi đặt lồng ở
nhà là nơi “dễ bị đụng chạm”, nhiệt độ trong nhà, và nhiều yếu tố khác nữa.
Nhiều chủ vẹt,
thường không coi trọng mức độ căng thẳng của chính bản thân họ trong thế giới nhanh
và hỗn độn này, nên thường xuyên không nhận ra những dấu hiệu căng thẳng của
những con chim. Chúng ta cố gắng giũ bỏ những cảm giác sợ hãi hay cảm xúc khó
chịu của chúng ta theo cách mà nhiều người trong số chúng ta vẫn được dạy hồi
nhỏ. Nếu chúng ta chưa nhận thức được sự lo lắng hay căng thẳng của chính chúng
ta thì chúng ta cần rèn bản thân mình để nhận biết và đề cao những dấu hiệu lo
lắng trong những con vẹt của chúng ta. Chúng ta cần làm một cách nghiêm túc.
Quan sát cẩn thận con vẹt của bạn
Đây là một việc làm
có ý nghĩa, tiêu tốn khoảng hai tới ba tuần, quan sát con vẹt của bạn như thể
bạn đang quay vi-đi-ô những hoạt động của nó. Nói cách khác, cố gắng làm một
cách khách quan. Làm quen với cử chỉ ngôn ngữ cơ thể của nó khi nó hoảng hốt
hay sợ hãi. Với nhiều loài, lông sẽ bị xẹp vào người, cổ dài ra, và nó có vẻ
“mở to mắt”. Lo lắng ở loài vẹt xám châu Phi thường được biểu hiện qua việc
nhảy hết chân này tới chân khác trong khi cắn móng chân của chân được giơ lên,
hoặc xoắn đầu thành hình số tám trong khi có vẻ đang nhìn ngước lên. Lo lắng
hay căng thẳng nói chung thường dẫn tới ít chơi đùa, ít nói, và đôi khi ăn ít
hơn. Lo lắng cực độ sẽ dẫn tới những biểu hiện rõ ràng hơn như cắn phá bộ lông
hoặc sự sợ hãi.
Trái lại, một con
vẹt vui vẻ thoải mái sẽ nói thường xuyên, ăn khỏe, hay rỉa lông làm dáng, và
tìm cách có được sự tương tác xã giao với chúng ta. Cách cư xử hạnh phúc cũng
cần được quan sát. Đó là ve vẩy đuôi, sải cánh và dang chân về cùng một phía cơ
thể, giũ nhẹ lông đầu, và cánh nâng lên cùng nhau như một sự chào hỏi.
Trong quá trình
quan sát, ghi lại bất cứ sự bất thường nào làm nó hoảng hốt hay khiến con vẹt
của bạn trông lo lắng hay sợ hãi. Một khi bạn đã có danh sách các tình huống mà
bạn quan sát thấy sự sợ hãi hay lo lắng thì cần tiến hành những thay đổi ngay
sau đó. Chẳng hạn, nếu nó có vẻ đề phòng khi khách thăm đến quá gần lồng của
nó, thì những vị khách thời gian tới nên được hướng dẫn duy trì một khoảng cách
nhất định cho tới khi con vẹt quen với họ hơn. Cho một con vẹt xã giao với một
người mới là quan trọng, nhưng nếu nó e ngại hay rụt rè thì điều này cần được
làm dần dần và có sự cảm thông.
Nếu lồng của nó gần
với cầu thang hoặc cửa ra vào nơi mà mọi người làm nó hoảng hốt khi họ đột ngột
xuất hiện, thì chiếc lồng cần được chuyển tới một nơi yên tĩnh hơn trong phòng.
Nếu không có nơi nào như vậy thì các thành viên trong gia đình cần học cách
phát ra tiếng nói trước khi bước vào phòng. Bằng cách này, nó sẽ không bị hoảng
sợ bởi sự xuất hiện đột ngột của con người.
Nếu một người bạn
tới thăm đội một cái mũ làm con vẹt sợ, bạn nên bảo bạn mình cởi mũ xuống. Nói
cách khác, chủ nhà phải là một học sinh học ngôn ngữ cơ thể của con vẹt và thực
hiện thay đổi môi trường hay tình huống để đảm bảo cho con vẹt được thoải mái
hơn.
Chủ nhà nên học
cách lường trước các vấn đề và tránh mọi tình huống hay vật thể mới mà có thể
làm con vẹt sợ. Có thể thấy trước là nhiều con vẹt sẽ cảm thấy sợ những điều
sau đây:
·
Bất cứ thứ gì đột ngột xuất hiện,
đặc biệt là từ phía trên.
·
Gậy, dây, chổi, thang, ống vòi
·
Bị nhìn chằm chằm hoặc nhìn với mắt
mở to
·
Màu móng tay hoặc màu tóc mới, đặc
biệt là màu sáng
·
Hộp lớn
·
Di chuyển đồ nội thất
·
Trang phục hoặc quần áo không bình
thường
·
Đầu hói
·
Mũ hay mũ lưỡi trai kỳ lạ
·
Bóng bay
·
Đèn chao đu đưa trên đầu hoặc những bức tranh mới treo
trên tường
·
Tung chăn, thảm hoặc mảnh vải lớn
·
Âm thanh lớn từ thiết bị xây dựng,
hoạt động sửa chữa hay pháo hoa
Nơi đặt lồng
Vì những con chim
nuôi thường dành hầu hết thời gian ở trong lồng, nên tầm quan trọng của việc
đặt lồng đúng chỗ là không hề cường điệu hóa. Như đã nói ở trên, đó không nên
là nơi đi lại bận rộn, dù nó phải là nơi có người ở. Đối với hầu hết những con
vẹt, lồng cũng không nên được đặt ở trước cửa sổ. Có những thứ bất ngờ thường
xảy ra ở bên ngoài cửa sổ. Nếu để lồng cạnh cửa sổ hay cửa kính trượt, thì nên
chuyển một chút về bên trái hoặc bên phải để ít nhất một nửa lồng là giáp với
một bức tường. Nếu không thể, thì có thể dùng một tấm bìa màu sắc nhẹ nhàng để
phủ 1/3 lồng từ trước ra sau. Việc này giúp tạo một nơi ẩn nấp để con vẹt có
nơi để giấu mình nếu cảm thấy sợ hoặc lo lắng.
Huấn luyện clicker
Chủ động dành thời
gian hàng ngày dạy con vẹt của bạn thứ gì đó cũng sẽ giúp nó bớt lo lắng. Huấn
luyện clicker thật là tuyệt vời. Việc này thật là thú vị cho cả chủ và vẹt, và
giúp dạy con vẹt tập trung sự chú ý. Thường thì những con vẹt dễ bị hoảng sợ sẽ
khó tập trung vào các nhiệm vụ trong thời gian dài, vì chúng liên tục bị sự lo
lắng làm cho xao nhãng và cảm thấy cần được để mắt tới liên tục. Dụng cụ huấn
luyện clicker có thể được đặt mua ở trang web www.clickertraining.com. Trang web này cũng cung cấp
thông tin cơ bản về luyện clicker và cách bắt đầu.
Một khi bạn đã hoàn thành các bước đầu tiên cho việc huấn luyện
clicker, bạn có thể dạy con vẹt của bạn nhiều thứ, như lấy bóng, leo thang, hay
đẩy xe. Huấn luyện clicker có thể được dùng để dạy một con vẹt chơi đồ chơi,
làm nó bớt nhạy với đồ chơi mới, vì âm thanh của clicker mang lại sự cải thiện
ngay lập tức. Những bài học ngắn này sẽ làm tăng năng lượng thể chất và cảm
xúc, giúp nó thư giãn và tạo cảm giác thành công và hoàn thành công việc..., là
những cảm giác mà vẫn thường bị lu mờ đi hoặc không bao giờ được phát triển đầy
đủ cho những con vẹt nuôi bộ.
Làm quen âm nhạc
Cho nó làm quen với một đoạn nhạc nhẹ nào đó. (Tôi thường
dùng Spectrum Suite của Stephen
Halpern). Ý tưởng này dựa vào kỹ thuật tự thôi miên và sự thiền định của con
người. Nói đơn giản, nếu tôi thiền trong 20 phút mỗi ngày với cùng một đoạn
nhạc, thì sau một vài tháng tất cả những gì tôi cần làm là nghe nhạc để trải
nghiệm lại những cảm giác thư giãn và sự thanh bình mà tôi thường cảm thấy
trong và sau khi thiền định. Việc này cũng tốt cho vẹt. Sau khi bạn đã chọn
được nhạc, theo dõi vài lần khi con vẹt của bạn đang nghỉ ngơi thư giãn thì bật
nhạc lên. Chơi nhạc cả khi bạn cho nó lên giường đi ngủ buổi tối. Cuối cùng, nó
sẽ được quen với sự thư giãn mỗi khi nó nghe thấy đoạn nhạc này. Bạn có thể sử
dụng vào những lúc căng thẳng lên cao, như trước và sau một chuyến thăm bác sĩ
thú y, nếu bạn có thợ sửa chữa đến nhà, hay trong kỳ nghỉ khi mức độ căng thẳng
ở nhà cao hơn.
Tầm quan trọng của dinh
dưỡng tốt
Dinh dưỡng nghèo nàn gây ra căng thẳng nói chung. Có rất nhiều
những tranh cãi xoay quanh chế độ dinh dưỡng thích hợp cho vẹt, nhưng nhìn
chung đều đồng ý rằng vẹt phát triển tốt nhất với các loại thức ăn tốt cho sức
khỏe, và không nên chỉ có một loại thực phẩm (chẳng hạn hỗn hợp hạt hay bữa ăn
theo công thức hay “thức ăn viên”) trong toàn bộ bữa ăn. Cải thiện bữa ăn là cần
thiết đối với việc giảm căng thẳng trong những tình huống mà vẹt thường bị thiếu
a-xít béo cần thiết và cũng có thể không có đủ trọn vẹn prô-tê-in chất lượng
cao. Tăng lượng thực, thực phẩm tươi sống lên 30% hoặc hơn trong bữa ăn của vẹt.
Màu rau quả càng sẫm thì giá trị dinh dưỡng trong đó càng cao.
Nếu vẹt của bạn không ăn rau tươi và thức ăn xanh, hiện tại cứ
cho nó một đĩa hạt hoặc thức ăn viên trong lồng, nhưng trộn thêm hạt vào. Dần dần,
nó sẽ quen với việc có hỗn hợp tươi và bắt đầu tìm ra loại hạt chứa trong hỗn hợp
đó. Khi việc này bắt đầu, bỏ đĩa hạt ra khỏi lồng. Ban đầu hỗn hợp tươi này có
thể chứa 50% hạt để tránh cho vẹt khỏi quá đói khi nó học cách ăn cả rau tươi
và những thứ khác trộn trong đó. Khi nó dần chấp nhận, số lượng hạt nên được giảm
xuống 10-15%.
Tôi không có gì phải bàn cãi với giá trị của một bữa ăn công
thức chất lượng, và tôi tin rằng chúng là một phần quan trọng trong một bữa ăn bổ
dưỡng. Tuy nhiên, các bữa ăn công thức không nên là tất cả cho bữa ăn, vì chúng
thiếu những loại dinh dưỡng quý giá nhất định như a-xít béo và enzim cần thiết.
Rau cỏ xanh, hạt và quả hạch là những nguồn tuyệt vời chứa những chất này.
Đảm bảo cung cấp đủ lượng pro-tê-in dưới dạng mà vẹt có thể
ăn được. Các bữa ăn công thức là một nguồn prô-tê-in tốt. Đậu quả, đậu hạt và
ngũ cốc đã nấu có thể được cho ăn kết hợp và sẽ cung cấp đầy đủ hỗn hợp các
a-mi-nô a-xít, các khối prô-tê-in. Hoặc cho ăn một lượng nhỏ pho-mát ít béo, trứng
đánh tan, hoặc gà hoặc cá nấu chín.
Trong trường hợp vẹt bị căng thẳng kéo dài, có thể rắc enzim
tiêu hóa vào thức ăn của nó. Loại sản phẩm tốt được dùng choc chim là ProzymesTM.
Thuốc này có sẵn ở nhiều nguồn đặt hàng qua bưu điện. Một vài con vẹt đơn giản
là không hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt như những con khác, và việc này
có thể dẫn tới gia tăng lo lắng và chất lượng lông giảm sút. Enzim là cực kỳ
quan trọng cho sức khỏe thể chất và cảm xúc tốt, và việc cung cấp bổ sung như vậy
có thể tăng cường sự hấp thu chấp dinh dưỡng, giúp củng cố sức khỏe toàn diện.
Nhiều loài vẹt xám châu Phi, vẹt Senegal và vẹt Jardine mà cắn
phá lông hoặc trải qua căng thẳng kéo dài có thể được bổ sung dầu a-xít béo thiết
một hoặc hai lần một ngày. Bạn có thể cho nó uống hai lần mỗi ngày mỗi lần ba tới
sáu giọt. Đủ a-xít béo cần thiết không chỉ cần cho một bộ lông tốt mà còn cần
cho chức năng não tối ưu. Mỗi tế bào thần kinh trong não được bao phủ bởi vỏ
mi-ê-lin có cấu tạo từ a-xít béo cần thiết. Có thể một số loài vẹt cần những chất
dinh dưỡng nhiều này nhiều hơn những loài khác. Điều này đặc biệt đúng với vẹt
xám châu Phi, và chúng ăn những quả cọ trong rừng, những loại quả đặc biệt giàu
a-xít béo cần thiết. Vẹt Senegal và Jardine cũng thích những thức ăn trong rừng
mà có lượng chất béo khá cao. Loại thực phẩm bổ sung này có thể được tìm thấy
trong ngăn tủ lạnh thức ăn. Nó có thể được đặt vào một ô vuông bánh mì hoặc thức
ăn thấm nước khác.
Thói quen dỗ dành
Bằng mọi cách tạo thói quen và tạo khả năng dự đoán. Vẹt ưa
thích thói quen vì chúng dường như thích việc có thể dự đoán trước điều gì sẽ xảy
ra tiếp theo. Vấn đề dự đoán có liên quan mật thiết với nhu cầu bẩm sinh của
chúng như những con vật bị săn đuổi muốn cảm thấy an toàn. Trong rừng, hầu hết
mọi thứ đều có thể dự đoán được. Mặt trời mọc và lặn không sai được. Ngay cả những
loài vật trú ẩn trong đất cũng có xu hướng cư xử theo những cách có chu kỳ và dự
đoán được…tìm kiếm và nghỉ ngơi vào những thời điểm nhất định trong ngày. Chỉ
có những loài săn mồi không thể lường trước được mới xuất hiện đột ngột. Vì vậy,
đối với một con vẹt bị lo lắng thì bất cứ phương pháp nào tạo ra sự dự đoán sẽ
đều có ích.
Một cách để tạo điều này là phát triển khối ngôn ngữ. Nói
cùng một thứ với nó ở những thời điểm thích hợp. Khi bạn cho nó ăn, “Mày đói hả?”
Khi bạn cho nó uống nước, “Mày muốn uống nước chứ?” Khi bạn ra ngoài, “Tạm biệt…
Tao sẽ quay lại ngay.” Bạn càng nói với nó trong hoàn cảnh có những sự việc dự
đoán được, nó càng cảm thấy an toàn. Nếu nó nghe thấy tiếng ồn làm nó sợ, gọi
tên tiếng ồn ra và trấn an nó: “Chỉ là người làm vườn thôi mà! Người làm vườn xấu!
Mày không sao đâu.”
Thói quen được tạo ra giữa chủ và vẹt như một loại xã giao
hai người được hình thành qua thời gian. Thói quen lúc đi ngủ có thể đặc biệt
làm yên lòng. Mỗi tối, tôi dành cho nó lời chúc ngủ ngon đặc biệt trước khi
trùm lồng của nó vào ban đêm. Con vẹt Meyer của tôi nằm trong tay tôi khi tôi
gãi sau cổ cho nó. Sau đó tôi nói nó là con vẹt đẹp trai nhất mà tôi từng thấy,
đặt nó lại vào lồng, và phủ vải lên. Khi tôi tiếp xúc với con vẹt đuôi dài xanh
dương vàng của tôi, tôi yêu cầu rõ ràng “Hôn tao nào!” và nó đáp lại bằng việc
quắp lấy chấn song lồng để tôi có thể hôn nó. Sau đó nó đi ngủ. Con vẹt đực gáy
vàng Amazon trung tuổi của tôi đơn giản nhận câu “Chúc ngủ ngon” đáng yêu và
tôn trọng từ xa. Mỗi con nhận một lời chào đi ngủ đặc biệt, duy nhất với chúng,
và được nói với chúng khi tôi phủ vải cho chúng. Không quan trọng loại thói
quen nào bạn tạo ra, mà quan trọng là phải giống nhau ở từng thời điểm. Điều
này giúp tạo cảm giác an toàn cho những con vẹt.
Nghi thức buổi sáng cũng quan trọng. Một con vẹt nên được
chào buổi sáng khi được hạ rèm che, hoặc được đánh thức, như thể nó là một
thành viên đặc biệt và quan trọng trong gia đình vậy. Lời chào buổi sáng này chỉ
mất một tới hai phút, nhưng không bao giờ nên chỉ mang tính chiếu lệ. Nếu bạn cẩn
thận quan sát những người mà thực sự chào con vẹt, bạn sẽ thấy họ chỉ tập trung
vào con vẹt, đánh giá cao từng phẩm chất khi họ nói nhẹ nhàng với chúng. Chậm
rãi, thực sự nhìn vào con vẹt của bạn như thể phần còn lại của thế giới không tồn
tại và để nó biết rằng vào ngày mới này, bạn thấy nó là quý giá và đặc biệt.
Cho vẹt của bạn tham gia vào các hoạt động có tính xã hội của
gia đình nếu có thể, theo hướng dẫn an toàn. Vẹt là những con vật có tính xã hội,
và việc tham gia vào hoạt động giúp tạo ý thức về sự an toàn lớn hơn. Bạn có thể
dùng một cái lồng để bàn hoặc một cái giỏ và mang nó tới bàn trong suốt bữa ăn.
Khi bạn tắm hoặc sửa soạn vào buổi sáng, bạn có thể mang nó vào phòng tắm bằng
một cái lồng di động. Chỉ ở đó khi bạn mặc đồ cũng sẽ làm nó hài lòng vì nó sẽ
nhận thức được rằng bạn đang “làm dáng” và nó cũng được tham gia.
Những vấn đề với sự đồng
cảm
Cẩn thận kiềm chế cảm xúc của bạn về con vẹt và những vấn đề
của nó. Tôi không thể viết hết được về đặc tính đồng cảm của giống vẹt. Khi một
con vẹt bị căng thẳng kéo dài, thì là bình thường vì chủ nhân của nó thường
không biết cách giảm bớt chính căng thẳng của mình. Vẹt (đặc biệt là loài xám)
biết chúng ta cảm thấy như thế nào, và khi nào chúng ta lo lắng. Khi chúng ta
tương tác với chúng, nếu chúng ta để mình nghĩ về người khiến chúng ta căng thẳng
thay vì tập trung vào những con vẹt, vẹt có thể sẽ nhận biết điều này như một dấu
hiệu nguy hiểm. Những con vẹt trong rừng theo dõi một cách cẩn thận đối với bất
cứ dấu hiệu nguy hiểm nào đến gần. Chúng cũng phối hợp với nhau tới mức cả một
đàn có thể liên tục thay đổi hướng khi đang bay. Tương tự, chúng quan sát chúng
ta để tìm dấu hiệu nguy hiểm.
Nhiều khách hàng sẽ nói, “Ôi…nhưng tôi đâu có thể hiện căng
thẳng!” Tuy nhiên trong cuốn sách Đặc điểm
thân thiết: Sự gắn kết giữa Phụ nữ và Động vật của Gretel
Ehrlich có nói: “Loài vật giữ chúng ta với những thứ hiện tại, với con người
hiện tại của chúng ta. Thứ rõ ràng với một con vật là không phải sự tô điểm
giúp vỗ béo những cảm xúc của chúng ta mà là cái gì là nguyên tắc căn bản và
đang trong chúng ta lúc này: sự gây hấn, sợ hãi, bất an, hạnh phúc hay thư
thái. Vì chúng có khả năng đọc được mùi thơm và sự giật cơ vô tình của chúng
ta, chúng ta thể hiện ra với chúng và do đó phơi bày ra- chúng ta cuối cùng là
chính chúng ta.” Vì vẹt rất giỏi đọc “mùi thơm và sự giật cơ vô tình của chúng
ta” nên mối quan hệ của chúng ta với chúng, và cảm nhận về sự an toàn sẽ có lợi
rất lớn nếu chúng ta có thể dẹp sang một bên những lo lắng khi tương tác với
chúng. Nếu bạn lo lắng, làm vậy khi ở xa con vẹt. Khi đứng trước mặt nó và
tương tác với nó, xua đi những suy nghĩ đó và tập trung vào những đặc điểm tích
cực của nó.
Rèn cho bản thân
bạn có thói quen bắt con vẹt của bạn hành động tích cực. Nếu nó đang ăn, khen
nó. Nếu nó uống nước, khen nó. Nếu nó làm dáng hoặc chơi đồ chơi, khen nó. Nếu
kiểu chú ý tích cực này được duy trì liên tục, con vẹt sẽ liên tục nhận được
phản hồi rằng nó cần xem xét xem nó được mong đợi thành công với điều gì trong
nhà bạn và điều này cũng cho phép nó thư giãn chút ít.
Đói = Lo lắng = Căng thẳng
Một trong những
công cụ hữu hiệu nhất để giảm căng thẳng cho một con vẹt con là cho nó ăn thức
ăn bổ dưỡng mềm còn ấm từ một cái thìa ít nhất mỗi ngày một lần. Hầu hết những
con vẹt nuôi bộ chưa bao giờ được cho ăn bằng thìa khi bé, vì việc sử dụng bơm
tiêm là rất phổ biến, nhưng chúng có thể học cách tận hưởng điều này nếu chủ
của chúng sẵn lòng kiên trì làm việc này mỗi đêm.
Phần lớn những con vẹt được nuôi bán bởi người nuôi hay những
cửa hàng thú nuôi đều bị cho cai sữa quá sớm, cộng với việc bị bỏ qua giai đoạn
nuôi cho đủ lông đủ cánh. Cho cai sữa sớm sẽ giúp đảm bảo bán được sớm nên sẽ tối
đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này, người nuôi bộ loại bỏ việc cho ăn theo
một thời gian biểu tùy ý mà sẽ đảm bảo cho con vẹt con được cai sữa nhanh nhất
có thể. Vấn đề là sự đói và lo lắng đó sẽ trở nên gắn chặt vào tâm trí của con
vẹt con.
Trong rừng, không con vẹt trưởng thành nào muốn một con con
đòi thức ăn cả vì điều này sẽ thu hút sự chú ý của những con vật săn mồi. Những
con vẹt con được cho ăn liên tục, ít khi phải chờ thức ăn trong thời gian dài.
Hơn nữa, do ngày càng nhiều người nuôi cho vẹt bố mẹ nôi con của chúng trong thời
kỳ cai sữa và nuôi cho đủ lông đủ cánh, người ta có được những sự quan sát chứng
minh cho điều mà chúng ta bấy lâu nghi ngờ… đó là vẹt trưởng thành sẽ tiếp tục
cho con của chúng ăn thậm chí sau khi chúng đã cai sữa, rõ ràng là để cung cấp
sự dỗ dành và sự nuôi dưỡng nếu vẹt con gặp phải điều sợ hãi khi chúng bắt đầu
sống độc lập. Vẹt con không chỉ không bị đói mà nó còn nhận được sự cho ăn khi
nó cần được nuôi dưỡng hay dỗ dành.
Trái với thực tế này, việc nuôi phổ biến thường loại bỏ sự
cho ăn theo lịch trình, và điều này khiến vẹt con thường xuyên bị đói nhiều giờ,
khi nó học cách xử lý thức ăn để ăn được. Hơn nữa, để giàn xếp nỗi lo lắng do
cơn đói mà vẹt con nhận thức được là không tự nhiên, nó cũng không được cho ăn
đơn giản vì mục đích dỗ dành như khi nó gặp phải những thách thức của cuộc sống
trong một cửa hàng thú nuôi hoặc một
ngôi nhà mới. Vì vậy, đói và lo lắng
trở thành không thể gỡ ra được và mãi bám lấy tâm trí con vẹt.
Tôi tin rằng đây là lý do tại sao rất nhiều con vẹt trưởng
thành không ăn khỏe khi nó cảm thấy lo lắng. Trong vô số những trường hợp tư vấn
khác mà tôi nhớ, sự chất vấn kỹ lưỡng hé lộ một kiểu ăn từ một con chim đói. Một
con vẹt con lo lắng sẽ ăn đủ để giữ cho nó sống và duy trì cân nặng, nhưng sẽ
không ăn đủ để cảm thấy no nê, là lúc mà thường mang tới cảm giác thư giản lớn
hơn. Trong nhiều trường hợp, một con chim non bị cai sữa bằng việc bỏ qua các kỹ
thuật cai sữa, sẽ trở nên không cần thức ăn, nhưng sẽ dẫn tới sự mất khả năng
hành vi vĩnh viễn.
Bất cứ khi nào có các tình huống gây ra lo lắng cho một con vẹt,
nó ăn ít hơn bình thường. Đây là do nguy cơ đói- là nguyên nhân gây ra nhiều lo
lắng hơn, dẫn tới thói quen ăn ít hơn. Đây là một lý do giải thích tại sao sự
lo lắng rất khó được loài vẹt vượt qua, và chìa khóa đơn giản là cho chúng ăn một
bữa ăn bổ sung bằng một chiếc thìa. Việc cho ăn như vậy không chỉ có được một
diều thức ăn ấm, mà còn làm giảm sự lo lắng và thư gian hơn, nhưng nó có vẻ tạo
ra ở mức độ bản năng, cảm giác được
nuôi dưỡng và an toàn.
Chủ của những con vẹt lo lắng nên thực hành quan sát xem liệu
diều của con vẹt có lép ở những thời gian khác nhau trong ngày hay không. Điều
này rất dễ. Đối với vẹt xám châu Phi, nhìn vào đường cổ khi nó xệ xuống dưới và
chạm vào ngực. Nếu đây là một đường trơn nhẵn, thì là diều căng đầy. Nếu có sự
lồi lõm ở chỗ cổ chạm vào điểm mà ngực bắt đầu dô ra trước, và sự lồi lõm này
xuất hiện ở hầu hết thời gian con vẹt lo lắng, thì nên cân nhắc việc cho ăn bổ
sung. Khi cho ăn chút thức ăn ấm, lo lắng thường sẽ biến mất khi con vẹt ăn nhiều
hơn. Vì vậy, lo lắng và căng thẳng có thể được giảm hoặc loại bỏ đơn giản bằng
việc cho ăn đồ ăn mềm ấm một tới hai lần một ngày.
Một chiếc thìa cho ăn có thể dễ dàng được làm bằng cách nhúng
một cái thìa nhựa vào một cái chảo nước đun sôi cho tới khi nhựa mềm ra đủ để uốn
được các cạnh của nó lên. Bột yến mạch được nấu thực sự là một món ăn yêu
thích. Có thể cho thêm một lượng nhỏ si-rô nhựa thích và một chút sữa ít béo.
Khi vẹt được cho là không tiêu hóa được đường sữa, lượng nhỏ này sẽ vô hại và có
vẻ được yêu thích… do đó kích thích vẹt ban đầu miễn cưỡng thưởng thức món này.
Những loại thực phẩm khác có thể được dùng là thức ăn trẻ em giàu vitamin A,
như khoai lang, bí đỏ, cà-rốt, hay những loại ngũ cốc khác. (Không nên dùng ngũ
cốc trẻ em vì thành phần có chứa sắt.)
Đảm bảo làm nguội hỗn hợp thức ăn xuống 108-110oF.
Luôn sử dụng nhiệt kế để đảm bảo rằng các tế bào vị giác ở mỏ và diều không bị
bỏng. Vẹt châu Phi thường khá cầu kì về nhiệt độ thức ăn, và nếu nhiệt độ giảm
xuống dưới 105oF, thì thức ăn có thể ít được ưa thích hơn. Vì vậy,
khi cố gắng dạy một con vẹt chấp nhận thực tế này, nhiệt độ là cần thiết.
Người chủ sẽ phải thực sự kiên trì và nhẫn nại để dạy một con
vẹt cai sữa tập ăn thức ăn này, nhưng đó là công việc đáng làm. Giá trị của việc
làm này với những con vẹt bị giam giữ là rằng việc trải qua những hoàn cảnh khó
khăn không thể bị đánh giá thấp. Điều này khiến cho một con vẹt con có lại được
cảm giác thoải mái mà nó từng có khi còn bé theo đúng nghĩa của nó. Nếu con
chim được cho ăn chỉ ngay trước khi đi ngủ, điều này sẽ bảo đảm rằng nó đi ngủ
với một cái diều đầy thức ăn bổ dưỡng còn ấm và khuyến khích nó ngủ thư giãn
hơn.
Nếu vẹt con của bạn không ăn thức ăn công thức (tức là, “thức
ăn viên”), cân nhắc tới việc đặt Công thức Nuôi bộ của Harrison và cho ăn bằng
thìa với thức ăn này không hoặc trộn với bột yến mạch. Thức ăn này là vô giá với
những con vẹt kém ăn và những con không ăn thức ăn viên. Đây là công thức có chất
lượng cao vượt trội và có thể giúp chữa sự thiếu hụt dinh dưỡng của những con vẹt
kém ăn, hoặc có chế độ ăn không đầy đủ. Công thức này chỉ nên cho ăn tạm thời một
lần mỗi ngày cho tới khi con vẹt thấy háo ăn và không còn có dấu hiệu giảm ăn
do căng thẳng.
Lồng ngủ và thời gian
thư giãn
Cân nhắc việc tạo một cái lồng ngủ riêng trong một căn phòng
trống. Cái lồng này không cần phải quá lớn, và thường là một cái lồng du lịch
có thể xếp lại được vừa đẹp. Chiếc lồng chỉ cần một cái ổ và hai cái đĩa nhỏ.
Nó nên được phủ vải ít nhất ba mặt vào ban đêm. Đặt vào một căn phòng có một
chiếc ghế thoải mái cho bạn. Trước khi cho con vẹt đi ngủ, làm ấm thức ăn bằng
thìa, và sau đó đặt nó vào lồng ngủ nhưng để cửa mở. Cho nó một lượng nhỏ (một
thìa nhỏ) hỗn hợp hạt chất lượng tốt, hoặc cái gì đó mà nó thích. Bạn có thể đọc
một cuốn sách hay chỉ lặng lẽ thăm nó. Nói cách khác, ý là tạo một khoảng thời
gian nghỉ ngơi yên tĩnh và an ủi cho cả bạn và con vẹt. Bật đĩa CD Spectrum
Suite. Không quan trọng bạn làm gì… chỉ là một khoảng thời gian
ngắn để cả hai thư giãn cùng nhau trong một không gian dễ chịu.
Sau đó, bắt đầu đưa
nó tới phòng đó trong ngày vào cùng thời điểm và làm cùng một việc. Có thể là
khi bạn cảm thấy cần có 15 phút nghỉ ngơi. Đưa con vẹt lên phòng đó với bạn,
rồi đặt nó vào chiếc lồng, hay thậm chí ở trên đỉnh lồng. Chơi nhạc. Dần dần,
điều này sẽ tạo thói quen cho nó thấy phòng này và chiếc lồng ngủ như một hòn
đảo nhỏ. Sau đó, khi cuộc sống bớt căng thằng và mọi thứ tiếp diễn và bạn sẽ
thấy nó bắt đầu trông có hơi bồn chồn, bạn có thể đưa nó lên đó cho một giấc
ngủ trưa… chỉ một hoặc hai tiếng vào giữa ngày. Rồi lại chơi nhạc cho nó nghe.
Theo cách đó, trong suốt kỳ nghỉ hoặc trong những thời gian bận rộn khác, nó sẽ
có được sự nghỉ ngơi.
Rụng lông và lông chảy máu
Một con vẹt lo lắng hay bị căng thẳng có thể dễ bị hoảng hốt
và thường rụng lông chảy máu khi nó rơi xuống. Không nên kéo lông ra trừ khi là
thực sự cần thiết để ngăn chảy máu. Một vùng da chảy máu thường sẽ tự ngưng chảy
trong vòng 15 phút. Nếu không ngừng chảy, bạn có thể nhẹ nhàng giữ con vẹt và ấn
ngay vào chỗ mà da trồi lên khỏi nang. Đừng dùng Kwik Stop™,
hay bất cứ sản phẩm nào được bán cho mục đích cầm máu. Chỉ nên sử dụng cho móng
chân chảy máu hoặc mỏ bị sứt và chảy máu. Nếu bạn không thể cầm máu sau khi ấn
15 phút, bạn nên gọi bác sĩ thú y chim.
Tốt nhất là nên
tránh cho lông không bị kéo vì điều này thường làm gia tăng lo lắng. Nhiều chủ
mới nuôi vẹt thấy máu từ một chiếc lông rụng và hoảng sợ, hộc tốc đưa con vẹt
tới phòng thú y để nhổ chiếc lông ra. Căng thẳng và sợ hãi được thể hiện ra bởi
người chủ hoảng sợ, cũng như quy trình thú y thực tế (nếu không được thực hiện
với sự đồng cảm), có thể gây ra sự gia tăng lo lắng đáng kể cho mức độ lo lắng
của con vẹt. Vì vậy, nếu bạn đưa con vẹt tới một phòng thú y vì một chiếc lông
rụng, hãy bình tĩnh và trấn an con vẹt của bạn.
Nếu dừng chảy máu
và bạn tránh được việc tới phòng thú y, theo dõi chiếc lông trong một ngày hoặc
chắc chắn rằng nó không bắt đầu chảy máu lại. Trong một số trường hợp, lông bị
vỡ sẽ vẫn dính ở bên ngoài, để con vẹt gỡ nó khi nó di chuyển xung quanh. Tuy
nhiên, vẹt vẫn tự xử lý vấn đề này bao niên kỷ nay, và trong các trường hợp,
hoặc con vẹt sẽ tự gỡ nó, hoặc bạn có thể đợi vài ngày và tự cắt bỏ nó ra – chỉ
cắt vừa đủ để nó không kéo lê nữa. Lúc đó, nguồn cung cấp máu cho sợi lông đó sẽ
bắt đầu rút lại vào trong cơ thể.
Chuồng chim ngoài trời
Cân nhắc việc có
một chuồng chim ngoài trời cho con vẹt. Chủ nuôi vẹt ban đầu thường bác bỏ ý
tưởng này, tin rằng thời tiết chỗ họ không cho phép sử dụng một chuồng chim ngoài
trời. Tuy nhiên, sự việc hiếm khi là vậy. Một người bạn tốt ở Ohio đã lắp đặt
một chiếc lồng sáu cạnh xinh xắn hco việc sử dụng ban ngày của sáu con vẹt.
Đúng là nó không thể được dùng trong suốt mùa đông, nhưng cô ấy chưa bao tiếc
là đã mua nó, và lợi ích là rất lớn.
Tôi sống trong vùng
khí hậu lên tới 115oF vào ngày nóng nhất của mùa hè và giảm xuống
tới 22oF vào mùa đông. Tuy nhiên, tôi thường tìm cách để sử dụng
chiếc chuồng ngoài trời ít nhất một thời điểm trong ngày. Ngày hôm nay khá ấm,
nhưng Blue và Gold Macaw của tôi đã có một thời gian tuyệt vời ở bên ngoài từ 7
giờ sáng cho tới chiều, khi nhiệt độ đạt 90oF thì đó là lúc cho nó
vào nhà.
Đơn giản là không
gì thay thế được không khí trong lành và ánh sáng mặt trời thật. Vẹt tiến hóa
để sống được ngoài trời. Ngay cả chúng ta, những người suốt ngày ở trong nhà,
cũng cảm thấy khác khi được dành thời gian ở bên ngoài. Nếu tôi ngồi trước máy
tính cả ngày hoặc ở trong nhà, tôi sẽ bị căng thẳng, nhưng một giờ bên ngoài
thật là tuyệt vời với tôi. Vẹt cũng chẳng khác gì cả. Tôi có vài chiếc chuồng
ngoài trời và tôi không biết tôi sẽ làm gì nếu không có chúng. Vẹt của tôi trở
về nhà sau một thời gian ở bên ngoài thường rất thư giãn và vui vẻ. Tôi cũng
nghĩ nó có ích cho chúng rất nhiều khi được xa khỏi “những cảm xúc” con người.
Dự án và công việc bận rộn
Cho một con vẹt
nhiều đồ để xé và phá. Nó nên có một dự án mới mỗi ngày để giảm bớt buồn tẻ và
sử dụng hết năng lượng. Những đồ chơi quay là tuyệt vời, nhưng thứ mà vẹt thực
sự cần là thứ gì đó mới để phá mỗi ngày. Tôi thường đưa cho khách hàng của mình
một danh sách mua sắm như sau:
·
Cái xiên thức ăn của Expandable
Habitats, có trên trang www.birdsafe.com.
·
Fun Rings cả ba cỡ (4″,
5″ và 7″) của công ty Fowl Play (www.fowl-play.com).
·
Nhiều đồ chơi từ www.featheredkidsnstuff,
www.birdsafe.com và các công ty
khác.
·
Cây
ác-ti-sô được nấu hoàn toàn, khoai lang được nấu chín kỹ, lựu cả quả, rau cỏ lá
lớn, quả thái đôi, cà rốt cả quả còn ngọn, bắp ngô lớn cả lõi, v.v. – tất cả để
xiên.
Những cái xiên thức
ăn có thể được dùng để làm đồ chơi phá hoại hàng ngày, dùng đồ chơi tạo thành
các phần có hoặc không có khoanh thức ăn để xé. Fun Ringscó thể được dùng tương
tự. Bạn có thể đặt một khoanh bánh mì được đóng băng vào buổi sáng và treo nó
vào trong lồng trước khi đi làm. Fun Rings lớn nhất sẽ chứa được cả một cuộn
giấy vệ sinh trắng không mùi để nó xé ra. Các đồ chơi có thể được buộc vào
những cái này đầy sáng tạo. Cho nó thứ gì mới để nó tìm cách xé mỗi ngày. Điều
này sẽ giúp nó học cách tập trung, và sử dụng hết năng lượng mà có thể bị dùng
cho việc lo lắng.
Tuy nhiên cũng cần
cẩn thận. Khó có thể dự đoán được cái gì sẽ làm hoặc không làm con vẹt hoảng
sợ. Nếu bất cứ cái nào trong những thứ trên làm nó sợ, thì treo nó thấp xuống
dưới bên ngoài lồng vài lần đầu để nó có thể làm quen bằng việc nhìn trước đã.
Đừng lo phí… nó đáng trong thời gian dài.
Trợ giúp toàn diện
Cuối cùng, xem xét
việc thử Chữa trị Bach Flower và chữa trị theo phép vi lượng đồng căn tiêu
chuẩn, theo sự hướng dẫn được cung cấp. Một vài cách chữa trị theo phép vi
lượng đồng căn có thể giúp con vẹt bị lo lắng, nhút nhát và sợ hãi như Chamomilla,
Hypericum, Ignatia, Lycopodium, Pulsatilla, and Silica. Tuy nhiên, cả hai cách
chữa trị này không nên được dùng mà không có sự tư vấn của người mà thường
xuyên sử dụng chúng cho vẹt. Hai bác sĩ thú y David McCluggage ở Colorado (tác
giả cuốn Chăm sóc toàn diện cho chim) và Joel Murphy ở Florida (tác
giả một vài cuốn sách) có tư vấn qua điện thoại. Thường những kiểu chữa trị này
là nhẹ nhàng, không có tác dụng phụ, và có thể có tác động vượt trội trong
những trường hợp cụ thể.
Vấn đề về cách cư xử, môi trường và chế độ ăn
Phần lớn vấn đề về
cách cư xử là gây ra bởi môi trường kém và chế độ ăn nghèo nàn. Theo những gợi
ý ở trên sẽ giúp phòng ngừa các vấn đề xảy ra đối với anh bạn vẹt của bạn, và
sẽ giúp giảm bớt những vấn đề liên quan tới căng thẳng đang tồn tại. Anh bạn
vẹt của chúng ta xứng đang được chúng ta yêu thương. Chúng ta cố gắng hết sức
khi chăm sóc chúng theo cách mà cân nhắc đến khó khăn của nhiệm vụ mà ta bắt
chúng làm… để hòa nhập vào thế giới của chúng ta, học ngôn ngữ của chúng ta, ăn
đồ ăn của chúng ta, làm chúng ta ngạc nhiên, thoải mái, và cho phép chúng ta
nắm giữ lấy một thước đo của vẻ đẹp và sự hoang dại.